Đông y gọi viêm amidan mạn tính là hư hỏa nhũ nga. Bệnh kéo dài dai dẳng. Biểu hiện thường thấy là chỗ viêm sưng to, lỗ rỗ, miệng khô họng đau...
Đông y gọi viêm amidan mạn tính là hư hỏa nhũ nga. Bệnh kéo dài dai dẳng. Biểu hiện thường thấy là chỗ viêm sưng to, lỗ rỗ, miệng khô họng đau, hơi thở hôi, sốt nhẹ, ho khan, người mệt mỏi, tay chân đau mỏi, tiểu tiện vàng ít, mạch hư nhược.
Theo đông y, nguyên nhân chủ yếu do phế vị âm hư, tân dịch không đầy đủ, hư hỏa viêm lên trên gây bệnh. Phép trị là dưỡng âm, thanh phế, hoạt huyết, tiêu viêm. Sau đây là một số bài thuốc trị viêm amidan mạn tính.
Bài thuốc uống:
Bài 1: sa sâm 12g, mạch môn 12g, huyền sâm 16g, xạ can 8g, tang bạch bì 12g, cát cánh 6g, thăng ma 6g, ngưu tất 12g. Sắc uống, ngày 1 thang
Bài 2: sinh địa 16g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, đan bì 8g, phục linh 8g, huyền sâm 12g, xạ can 6g, tri mẫu 8g, thiên hoa phấn 10g, địa cốt bì 8g, ngưu tất 12g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Bài 3: liên kiều 8g, hoàng kỳ 24g, bạch truật 12g, sài hồ 12g, thăng ma 12g, trần bì 8g, đương quy 10g, đảng sâm 16g, hạnh nhân 10g, hoàng cầm 10g, kim ngân hoa 10g, cam thảo 8g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Bài 4: Ích khí thanh kim thang gia giảm: sa sâm 12g, mạch môn 12g, huyền sâm 12g, xạ can 8g, tang bạch bì 12g. Sắc uống. Nếu miệng hôi, thêm thạch hộc 12g, tri mẫu 12g; ho khan, thêm hạnh nhân 8g, bối mẫu 8g.
Bài 5: Dưỡng âm thanh phế gia giảm: sinh địa 20g, mạch môn 8g, huyền sâm 12g, bạch thược 12g, đan bì 12g, bối mẫu 8g, cam thảo 4g, bạc hà (cho sau) 4g, thiên hoa phấn 8g, địa cốt bì 8g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Thuốc dùng tại chỗ:
Súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng.
Bình luận