X

Bài văn cúng thôi nôi cho bé đầy đủ và đơn giản nhất

Lễ cúng đầy tháng và lễ cúng thôi nôi là 2 buổi lễ quan trọng trong phong tục tập quán của người dân Việt Nam, nó giúp mang lại nhiều điều may mắn, sức khỏe đến cho đứa trẻ, là nột sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong sự phát triển và trưởng thành của trẻ nhỏ.

van cung thoi noi rất cần thiết trong buổi lễ cúng thôi nôi, mang lại nhiều may mắn và sức khỏe cho bé yêu.

Và trong bài viết này sẽ cung cấp những thông tin bổ ích góp phần giúp bạn chuẩn bị một buổi lễ cúng thôi nôi đầy đủ và đơn giản nhất cho bé.

Lễ cúng thôi nôi là buổi lễ quan trọng nhất giúp bé có những bước khởi đầu tốt đẹp mà cha mẹ bé nên làm. Đây là giai đoạn đánh dấu sự trưởng thành của bé sau 12 tháng, khi này bé chính thức từ bỏ chiếc nôi nhỏ để chuyển sang nằm trong chiếc giường lớn hơn. Và để chuẩn bị cho ngày đặc biệt này, hay còn là ngày cả gia đình sum vầy chúc mừng, cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bé, thì một bài văn khấn không thể thiếu để bày tỏ lòng thành và mong ước đối các vị thần, tổ tiên.

Để có một bài văn khấn đầy đủ và chính xác trước hết ta cần phải hiểu hết những ý nghĩa của việc mà chúng ta đang làm, vì vậy những thông tin dưới chắc sẽ cần thiết cho bạn từ đó giúp bạn có một bài văn khấn phù hợp nhất.

-Điều thứ 1: Nhân dân ta luôn có truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", mà trong tín ngưỡng truyền thống của dân tôc ta luôn tồn tại thế giới tâm linh che chở và đùm bọc con người, vì vậy bài văn khấn để bày tỏ các vị thần linh, tổ tiên là không thể thiếu trong các dịp trong đại như các dịp lễ tết, cúng đầy tháng, cúng thôi nôi,...

-Điều thứ 2: Lễ cúng thôi nôi không chỉ là lễ cúng để trình báo thành viên mới đã tròn 1 tuổi với các vị thần, tổ tiên mà nó còn là một sự kiện quan trong trong cuộc đời của đứa trẻ, đánh dấu 1 năm khôn lớn, bước đầu thể hiện rõ hơn sự tồn tại của bé trong cộng đồng.

-Điều thứ 3: Đồng thời lễ cúng thôi nôi đã cho thấy các bé đã vượt qua 12 tháng đầu đời khỏe mạnh, bắt đầu hòa nhập vào cộng đồng. Qua đây, những người làm cha làm mẹ đều vui mừng và mong muốn gửi gắm những điều tốt đẹp đến với bé, làm lễ này cũng giống như tổ chức sinh nhật đầu tiên cho bé.

-Điều thứ 4: Theo quan niệm xưa, mỗi đứa trẻ được tạo ra là do 12 Bà Mụ, mỗi bà sẽ có trách nhiệm nặn ra từng bộ phận cho đứa trẻ để tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh và thống nhất. Vì vậy, cha mẹ của đứa trẻ phải làm lễ cúng thôi nôi để bày tỏ sự biết ơn đối với họ vì đã mang đứa bé tới nhà và giúp cho mẹ hạ sinh em bé khỏe mạnh. 12 Bà Mụ được nhắc đến ở gồm:

Mụ bà Trần Tứ Nương: người coi sóc việc sinh nở (chú sanh)

Mụ bà Vạn Tứ Nương: người coi việc thai nghén (chuyển sanh)

Mụ bà Lâm Cửu Nương:người coi việc thụ thai (thủ thai)

Mụ bà Lưu Thất Nương: người nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.

Mụ bà Lâm Nhất Nương: người coi việc chăm sóc bào thai (an thai)

Mụ bà Lý Đại Nương: người coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)

Mụ bà Hứa Đại Nương:người coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)

Mụ bà Cao Tứ Nương: người coi việc ở cữ (dưỡng sanh)

Mụ bà Tăng Ngũ Nương: người coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)

Mụ bà Mã Ngũ Nương: người coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)

Mụ bà Trúc Ngũ Nương: người coi việc giữ trẻ (bảo tử)

Mụ bà Nguyễn Tam Nương: người coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.

Ngoài ra, ta còn cần phải tạ ơn các vị đã truyền dạy nghề nghiệp trong tương lai cho bé là 3 vị Đức ông gồm Thánh sư, Tổ sư và Tiên sư.

Bài văn khấn thôi nôi sẽ thể hiện hy vọng, cầu mong của các bậc cha mẹ đến cho các vị thần linh và tổ tiên phù hộ cho đứa trẻ được phát triển khỏe mạnh, thông minh và gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống. Dưới đây là bài văn khấn thôi nôi được sử dụng phổ biến, bạn có thể tham khảo.

"...

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát

– Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.

– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.

– Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.

– Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương.

– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương.

Hôm nay là ngày…..tháng….. năm……

Vợ chồng con là ………………….. sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………..

Chúng con ngụ tại:……………………………………………

Nay nhân ngày đầy năm (đầy cữ, đầy tháng) chúng con thành tâm sắm lễ vật dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các Đấng thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là……sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, che chở cho cháu được ăn mau chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, được hưởng vinh hoa phú quí. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

..."

Sau khi đã cúng thôi nôi cho bé xong thì bố (hoặc mẹ) chắp tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì tạ lễ. Sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, bạn nhớ vẩy rượu lúc đang hoá. Đối với các món đồ chơi thì bạn hãy giữ lại để cho bé chơi lấy khước lộc, như vậy là ta đã cơ bản hoàn tất xong nghi lễ.

Ngoài ra bạn có thể thực hiện thêm nghi thức đoán nghề nghiệp tương lại cho bé, đây được coi là tiết muc khá thú vị trong cả buổi lễ. Bằng cách người nhà sẽ chuẩn bị các đồ dùng như: kéo, lược, muôi, chỉ,...để bé cầm nắm, đồ vật nào mà bé cầm trúng sẽ dự đoán tương lai sau này của bé. Tuy nhiên để đảm bảo tính an toàn cho bé, đối với đồ dùng sắc nhọn bạn nên bọc nó cẩn thận trong túi hoặc tốt nhất không nên cho vào.

Xem thêm: các nghi thức cúng đầy tháng cho bé.